Một trong hai giai đoạn chính của quá trình cấy ghép Implant chính là phục hình răng sứ Implant. Hiện nay, răng sứ đã được sản xuất với đa dạng nhiều kiểu dáng, chất liệu và đặc điểm khác nhau. Trong bài viết này sẽ tổng hợp những điều cần biết về răng sứ trên Implant.
Phục hình răng sứ Implant là như thế nào?
Khi trụ Implant đã được tích hợp chắc chắn và ổn định với xương hàm. Thì sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn răng sứ trên Implant. Quá trình này có thể sẽ được tiến hành sau khoảng 3 – 6 tháng kể từ ngày cấy trụ. Đây chính là bước cuối cùng và sẽ cũng rất quan trọng trong phương pháp cấy ghép răng sứ Implant. Nếu thành công thì sẽ tạo ra được một chiếc răng hoàn chỉnh cả về thẩm mỹ lẫn chức năng nhai nghiền. Để phục hình răng sứ trên Implant thì bác sĩ phải tiến hành kiểm tra và chụp CT 3D trước. Nhờ đó sẽ xác định được xem trụ Implant đã hoàn toàn tích hợp vào xương hàm chưa. Nếu tình trạng đã ổn định thì bác sĩ mới tiến hành gắn trụ lành thương lên Implant.
Khi các mô nướu đã ổn định sau đó thì khớp nối Abutment mới được gắn lên trên Implant. Bên cạnh đó thì bác sĩ sẽ lấy dấu răng của bệnh nhân và gửi về cho bên phòng Labo. Tại đây, các nhân viên sẽ chế tác ra mão răng sứ sao cho phù hợp với từng người. Trước khi tiến hành gắn răng sứ cố định, đầu tiên bác sĩ sẽ thử xem khớp cắn có bị lệch hay không. Đồng thời, xác định màu sắc và kích cỡ của răng đã phù hợp chưa… Nếu tất cả đều đạt được yêu cầu thì mới gắn răng sứ cố định cho bệnh nhân.
Phục hình răng sứ trên Implant thì nên sử dụng loại nào?
Trên thị trường hiện nay thì có khá nhiều loại răng sứ dùng để phục hình trên Implant. Nhưng phổ biến nhất trong đó chính là răng kim loại và răng toàn sứ cao cấp.
-
Cấy ghép răng Implant bằng răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại đã xuất hiện từ lâu đời và được sử dụng rộng rãi. Dòng răng sứ này có phần khung sườn bên trong được làm từ nguyên liệu là các hợp kim. Ví dụ như: Niken-Crom hoặc Crom-Coban,… Và phần bên ngoài sẽ có được một lớp men được bao phủ bằng sứ.
Răng sứ kim loại có rất nhiều dạng như: răng sứ kim loại thường, kim loại Titan và kim loại quý. Ưu điểm của răng sứ kim loại chính là có độ bền cao. Ngoài ra khả năng chịu lực rất tốt và có chi phí rẻ. Tuy nhiên, về phương diện thẩm mỹ thì lại không được đánh giá cao cho lắm. Do đó thì loại răng sứ này chỉ được sử dụng để phục hình răng ở các vị trí của răng hàm
-
Cấy ghép Implant bằng răng toàn sứ cao cấp
Răng sứ toàn sứ thì được chế tác hoàn toàn từ chất liệu sứ nguyên chất. Vậy nên, loại răng này sẽ sở hữu độ bền rất cao cùng màu sắc tự nhiên giống hệt răng thật. Đây chính là dòng răng sứ rất an toàn cho cơ thể con người. Đồng thời, nó cũng sẽ không gây kích ứng cho các mô nướu nhờ chất liệu không hề chứa kim loại.
Vì có nhiều những ưu điểm vượt trội nên giá của răng toàn sứ luôn cao hơn răng sứ kim loại. Một số loại răng toàn sứ cao cấp đang phổ biến hiện nay là: Zirconia, Cercon HT, DDBio HT,,…
Nếu bệnh nhân có điều kiện kinh tế tốt thì có thể lựa chọn răng toàn sứ là thích hợp nhất. Có điều, nếu muốn chỉ cần khôi phục chức năng ăn nhai ở các răng hàm. Thì bạn nên chọn răng sứ kim loại mới là hợp lý nhất. Bởi lẽ răng sứ kim loại cũng sẽ tiết kiệm được chi phí hơn nhiều so với răng toàn sứ.