Mất 1 răng hàm chính là tình trạng rất hay thường gặp trong các bệnh lý răng miệng. Vì vậy có rất nhiều bạn thắc mắc rằng bị mất 1 răng hàm có sao không? Bài viết dưới đây sẽ có thể cung cấp cho các bạn thông tin về vai trò của răng hàm. Và hậu quả của tình trạng mất 1 răng hàm mang lại, hãy cùng theo dõi nhé.
Răng Hàm đóng vai trò như thế nào?
1. Răng hàm lớn thứ nhất, răng số 6 và răng thứ hai, răng số 7
- Khả năng nhai và nghiền thức ăn
Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai là hai chiếc răng đóng vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Chúng đều có kích thước lớn nhất trong tất cả các răng. Với mặt nhai rộng và lớn và nhiều múi rãnh. Chức năng của chúng chính là nhận thức ăn chuyển đến từ nhóm răng phía trước. Nhằm để thực hiện nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
- Định hình khớp cắn
Răng số 6 là răng vĩnh viễn được mọc đầu tiên trên cung hàm. Vì vậy mà chúng có chức năng định hình khớp cắn. Điều đó có nghĩa là vị trí các răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Chúng sẽ phải phụ thuộc nhiều vào vị trí răng số 6 mọc lên.
2. Răng hàm lớn thứ ba, răng số 8
Răng số 8 hầu như đều không có chức năng quan trọng nào trên cung hàm. Vì răng số 8 có tỉ lệ mọc lệch, mọc ngầm và mọc sai khớp cắn rất nhiều. Vậy nên chúng sẽ không đóng vai trò ăn nhai. Về thẩm mỹ thì răng số 8 nằm ở vị trí trong cùng của cung hàm. Nên chúng cũng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười cũng như thẩm mỹ mặt ngoài.
Mất 1 răng hàm thì có ảnh hưởng gì không?
1. Mất một răng hàm lớn nhất, răng số 6 hoặc thứ hai, răng số 7 sẽ để lại hậu quả như:
- Giảm đi khả năng ăn nhai
Đây chính là hậu quả có thể nhìn thấy rõ nhất của việc mất 1 răng hàm. Chỉ cần 1 chiếc răng hàm đã bị mất thôi cũng làm giảm đáng kể khả năng nhai nghiền của bộ răng. Tại vị trí mất răng thì bạn sẽ cảm thấy nhai thức ăn khó khăn hơn. Và hiệu quả sẽ không được như lúc răng chưa bị mất.
- Làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn nói chung
Khi hiệu quả nhai bị giảm do mất 1 răng hàm thì thức ăn sẽ không được nghiền đủ nhỏ trước khi nuốt xuống dạ dày. Điều này sẽ khiến tăng nặng công việc cho dạ dày. Dạ dày sẽ phải cần làm việc nhiều hơn để tiêu hóa được những thức ăn đó. Sức khỏe của dạ dày và sức khỏe toàn thân từ đó sẽ bị ảnh hưởng không tốt.
- Làm sai lệch khớp cắn
Dưới sự tác động của các cơ khi ăn nhai và lúc nói chuyện. Thì răng bạn sẽ có xu hướng xô lệch vào khoảng trống mất răng. Chính vì vậy mà các răng liền kề khoảng trống trên cùng một cung hàm sẽ xô lệch không kiểm soát. Tất cả các sai lệch này sẽ góp phần làm cho khớp cắn của bạn không còn đúng nữa.
- Phải mất chi phí để phục hình răng
Việc phục hình các răng số 6, 7 nếu bị mất đi là điều bắt buộc. Có rất phương pháp để phục hình những răng này. Chi phí cho các phương án điều trị mất răng cũng sẽ khác nhau nhưng chúng đều không hề nhỏ. Chính vì vậy bạn hãy cố gắng chăm sóc răng miệng thật tốt nhé. Để không phải chi tiền cho để trồng moth chiếc răng giả.
2. Mất phải răng hàm lớn thứ ba (răng số 8)
Như đã đề cập trước đó thì răng số 8 là răng có rất ít chức năng nhất. Không những vậy mà nó thường hay gây ra các biến chứng như sâu răng, viêm quanh thân răng,… Vì vậy kể cả khi răng số 8 có chỉ định được nhổ bỏ. Thì nó cũng không thể để lại hậu quả gì. Và thậm chí còn giúp bạn loại bỏ đi nhiều nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.