Phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant

Ghép xương trong cấy ghép Implant chính là kỹ thuật nhằm bổ sung, tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu đi. Mục đích để tăng thể tích xương hàm có thể đáp ứng đủ điều kiện để tích hợp với xương. Và giúp nâng đỡ trụ Implant nhằm mang lại sự thành công lâu dài và sự ổn định của ca cấy ghép. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều cần phải ghép xương.

Các đối tượng được chỉ định và chống chỉ định ghép xương trong cấy ghép implant

  1. Được chỉ định

    Ghép xương được chỉ định có xương hàm quá mỏng hoặc còn quá thấp để cắm trụ Implant.

    Ghép xương được chỉ định có xương hàm quá mỏng hoặc còn quá thấp để cắm trụ Implant.

  • Có xương hàm quá mỏng hoặc còn quá thấp để cắm trụ Implant.
  • Xương hàm bị tiêu biến nhiều do đã mất răng trong thời gian lâu.
  1. Chống chỉ định

  • Người mắc các bệnh toàn thân như: bệnh tiểu đường không thể kiểm soát. Hay bị bệnh tim mạch có sử dụng thuốc chống đông hoặc người huyết áp quá cao chưa được điều trị ổn định, rối loạn đông máu…
  • Người đang thực hiện xạ trị liên quan đến vùng đầu mặt cổ trong vòng 6 tháng gần đây nhất.
  • Người đang có tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng chưa được kiểm soát.
  • Người bị nghiện chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… chưa thể cai được

Tại sao phải thực hiện ghép xương cho đối tượng được chỉ định?

Ghép xương khi trồng răng Implant chính là kỹ thuật nhằm hỗ trợ giữ vững trụ Implant trong xương hàm. Phương pháp này sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện khi xương hàm của người mất răng. Và đã xảy ra tình trạng xương hàm bị tiêu nhiều không đủ khả năng chịu lực lâu dài cho răng lắp sau này. Dẫn đến hệ quả là không đủ xương để có thể đảm bảo một ca cấy ghép thành công. Trường hợp này Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương hàm cho bệnh nhân.

Đối với những trường hợp phải ghép thêm xương hàm mới có thể cấy ghép Implant được. Thì thời gian để chuyển hóa từ xương ghép thành xương thật sẽ có thể kéo dài hơn 6 tháng so với 3 tháng. Hầu hết các trường hợp khách hàng thiếu ít xương hàm thì có thể thực hiện cấy ghép xương tức thì.

Nguyên nhân tiêu xương hàm có thể được giải thích như sau:

Xương hàm bị tiêu biến d bị mất răng làm cho việc thẩm mỹ kém đi

Xương hàm bị tiêu biến d bị mất răng làm cho tính thẩm mỹ kém đi

  • Xương bị tiêu biến do các bệnh lý trước đó của răng. Đặc biệt là khi răng có tình trạng viêm đi viêm lại nhiều lần như viêm lợi, viêm quanh răng…
  • Do bị sang chấn xương ổ răng trong quá trình nhổ răng. Hoặc không thể lấy đi hết các tổ chức viêm dẫn đến tình trạng tiêu xương.
  • Mất răng để trong thời gian lâu ngày, xương vùng mất răng không được thực hiện chức năng của nó.

Ghép xương trong cấy ghép Implant sẽ bao gồm có 4 loại chính. Tùy vào từng đối tượng và trường hợp khác nhau mà sẽ sử dụng loại xương để ghép phù hợp để cấy ghép. Hầu hết các trường hợp ghép xương sẽ được thực hiện trong buổi cấy ghép Implant. Nhằm hạn chế tối đa số lần phẫu thuật nhất có thể. Một số ít trường hợp thiếu quá nhiều xương hàm thì phải ghép xương Block

Một số lưu ý trước khi thực hiện ghép xương hàm

Trước khi cấy ghép khoảng 10 ngày và sau khi cấy ghép khoảng 3 tuần thì bạn sẽ không nên sử dụng chất kích thích

Trước khi cấy ghép khoảng 10 ngày và sau khi cấy ghép khoảng 3 tuần thì bạn sẽ không nên sử dụng chất kích thích

Trước khi cấy ghép khoảng 10 ngày và sau khi cấy ghép khoảng 3 tuần thì bạn sẽ không nên sử dụng chất kích thích. Đặc biệt là sử dụng thuốc lá vì trong thuốc lá chứa Nicotin. Chất này sẽ gây co mạch và tắc mạch gây thiếu máu cục bộ. Gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của ca cấy ghép,… Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và huyết áp cao chưa được điều trị ổn định thì phải cần điều trị ổn định. Nếu như bạn mắc bất kỳ bệnh lý gì về răng miệng thì bạn cần được điều trị dứt điểm trước khi tiến hành trồng răng Implant.