Câu hỏi: Chào bác sĩ! Xin cho em hỏi trám răng có cần lấy tủy không ạ? Em bị sâu 2 răng hàm, thức ăn thường mắc kẹt vào trong nên rất đau nhức và khó chịu. Nay em muốn đến nha khoa để trám răng, nhưng nghe nhiều người bảo trước khi trám răng thì phải lấy tủy. Vậy thông tin này có chính xác không, mong bác sĩ tư vấn giúp (An Bình – 22 tuổi – Tp.HCM).
Bác sĩ giải đáp thắc mắc
Thân chào An Bình! Nha khoa DT rất cảm ơn bạn, vì bạn đã tin tưởng và lựa chọn trung tâm là nơi để chia sẻ những thắc mắc và lo lắng của mình. Với câu hỏi “trám răng có cần lấy tủy không” của bạn, trung tâm xin được trả lời như sau:
Trám răng (hàn răng) là một kĩ thuật nha khoa giúp phục hồi và cải thiện lại hình dáng và chức năng ăn nhai của những chiếc răng bị hư hỏng, khiếm khuyết. Nếu răng của bạn bị sâu, sứt mẻ, hở kẽ, hình dáng dị dạng… thì trám răng chính là sự lựa chọn “hoàn hảo” nhất.
Trám răng là kĩ thuật nha khoa giúp phục hình lại chiếc răng đã bị hư hỏng.
Trám răng có cần lấy tủy không? {Tư vấn trám răng}
Vấn đề trám răng có cần lấy tủy không còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng của bạn như thế nào nữa nhé. Hiện nay, sâu răng được chia thành 3 mức độ khác nhau, bao gồm: Sâu men răng (mức độ 1), sâu ngà răng (mức độ 2) và sâu tủy răng (mức độ 3).
1/ Nếu bạn bị sâu men răng hoặc ngà răng: Ở 2 giai đoạn này, vi khuẩn chỉ mới tấn công vào men răng và ngà răng, tủy răng vẫn còn khỏe mạnh. Cho nên, nếu trám răng thì không cần phải lấy tủy nhé.
Bác sĩ tiến hành nạo bỏ hết phần men răng và ngà răng đã bị phá hủy, làm sạch lỗ sâu bằng dung dịch sát khuẩn. Sau đó, với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu trám răng sẽ được đổ đầy vào lỗ sâu. Cuối cùng, ánh sáng laser sẽ được chiếu lên trên để đông cứng chất trám bít.
2/ Nếu bạn bị sâu tủy răng: Đây là mức độ sâu răng nghiêm trọng nhất. Lúc này, vi khuẩn đã phá hủy hoàn toàn men răng và ngà răng, tấn công vào tủy răng và gây viêm nhiễm. Cho nên, trước khi trám răng thì bác sĩ buộc phải tiến hành lấy tủy.
Đầu tiên, bác sĩ thực hiện nạo vết lỗ sâu, loại bỏ hết phần men – ngà – tủy răng đã bị vi khuẩn phá hủy. Sau đó, rửa sạch lỗ sâu bằng dụng dịch sát khuẩn chuyên dụng, nhằm tiêu diệt hết mầm mống gây bệnh. Cuối cùng, một lượng chất trám vừa đủ sẽ được đưa vào lỗ sâu và chiếu ánh sáng laser lên trên để hoàn tất ca điều trị.
Trám răng có cần lấy tủy không còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng của bạn như thế nào.
Bạn Thiện Nhân thân mến! Vì chúng tôi không thể xác định được bạn đang bị sâu răng ở mức độ nào, cho nên rất khó để trả lời chính xác câu hỏi trám răng có cần lấy tủy không. Tốt nhất, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn nhé.
Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng
Sau khi hoàn tất ca trám răng sâu, để ngăn chăn bệnh tái phát trở lại, đồng thời giúp miếng trám có thể tồn tại lâu dài trong miệng, thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì, bạn cần chải răng từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần chải răng ít nhất trong 2 phút. Ngoài ra, bạn nên súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng sau khi chải răng hay ăn vặt.
- Tránh xa những thực phẩm giàu đường bột: Các loại kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt, bánh snack, pizza… là “thủ phạm” hàng đầu gây sâu răng. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn uống những thực phẩm này nhé.
- Khám răng định kì 4 – 6 tháng/lần: Đây là việc làm rất cần thiết để giúp răng miệng luôn khỏe mạnh. Khám răng sẽ giúp bạn ngăn chặn hiệu quả bệnh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Bạn nên đến nha khoa khám răng định kì 2 – 3 lần/ năm nhé.