Chống chỉ định cấy Implant trong nha khoa

Trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant được xem là phương pháp phục hình răng toàn diện nhất hiện nay. Bao gồm có cả chân và thân răng, đóng vai trò như răng thật tự nhiên. Tuy nhiên, cấy ghép Implant chỉ áp dụng cho những trường hợp nào? Và không áp dụng cho những trường hợp nào? Chắc hẳn đây vẫn là vấn đề đặt ra của rất nhiều bạn. Mỗi khi có như cầu tìm đến phương pháp phục hình răng này. Hãy cùng nha khoa tìm hiểu về những trường hợp được chỉ định và trường hợp chống chỉ định cấy ghép Implant nhé.

Các trường hợp chỉ định của cấy ghép Implant nha khoa

Cấy ghép Implant có thể áp dụng được với tất cả các trường hợp mà bị mất răng

Cấy ghép Implant có thể áp dụng được với tất cả các trường hợp mà bị mất răng. Từ trường hợp bị mất một vài răng đơn lẻ cho đến mất toàn bộ răng. Và đương nhiên là sẽ không mắc các bệnh nằm trong mục chống chỉ định. Bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant. Nếu như bệnh nhân có nhu cầu cáy ghép và thuộc những trường hợp như:

Những bệnh nhân đang bị mất răng và đặc biệt là những trường hợp bị mất răng toàn hàm

Những bệnh nhân đang bị mất răng và đặc biệt là những trường hợp bị mất răng toàn hàm có thể thực hiện cấy ghép Implant

  • Những bệnh nhân đang bị mất răng và đặc biệt là những trường hợp bị mất răng toàn hàm. Nhưng lại không muốn thực hiện phương pháp dùng hàm giả tháo lắp.
  • Bệnh nhân muốn tăng sự bền vững cho răng khi sử dụng hàm tháo lắp.
  • Những rối loạn chức năng hay là bị thoái hóa của hàm giả tháo lắp.
  • Bệnh nhân không muốn sử dụng phương pháp sử dụng mắc cài. Vì nó sẽ có một số điểm như ảnh hưởng răng bên cạnh, không có tính lâu dài.
  • Trường hợp răng thật không đủ chắc khỏe để làm trụ cầu khi sử dụng bắt cầu răng sứ.
  • Bảo tồn xương hàm bị suy yếu đi khi bị mất răng.

Chống chỉ định cấy Implant

  1. Các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối

    Bệnh nhân dưới độ tuổi 16

    Bệnh nhân dưới độ tuổi 16 thì sẽ không được chỉ định để cấy ghép Implant

  • Bệnh nhân dưới độ tuổi 16. Bởi vì đây là giai đoạn xương hàm các em còn đang phát triển. Và chưa được hoàn chỉnh, ổn định xương hàm. Vậy nên việc can thiệp các biện pháp chỉnh nha có thể dẫn tới rối loạn xương hàm. Và sẽ làm tác động không được tốt đến cấu trúc khuôn mặt của các em sau này.
  • Bệnh nhân là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Bởi vì khi cấy ghép implant bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh, kháng viêm… Chúng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như là tim mạch, máu khó đông, xuất huyết giảm tiểu cầu… Những trường hợp này thường thì sẽ khó cầm máu khi cắm Implant. Và làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tích hợp của Implant với xương.
  • Bệnh nhân bị rối loạn tâm thần và không thể kiểm soát được hành vi của mình. Thì cũng sẽ không thể phẫu thuật cấy ghép Implant.
  • Bệnh nhân bị nghiện rượu nặng không thể ngừng uống được khi cấy ghép Implant.
  • Những người đang thực hiện điều trị hóa trị hoặc xạ trị, hoặc mới điều trị xong. Quá trình hóa trị và xạ trị này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng. Đến các dòng tế bào non và trong đó có các tế bào tạo xương hàm. Vậy nên đặt implant trên những người xạ trị thì sẽ không thể tích hợp. Và có thể dẫn đến thất bại trong quá trình trồng răng Implant.
  1. Trường hợp chống chỉ định tương đối

  • Bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý về răng miệng như là viêm nha chu, viêm chân răng. Hoặc là bị sâu răng, hoặc có một ổ nhiễm trùng bất kỳ trong khoang miệng.
  • Thể tích và chất lượng của xương hàm bị thiếu, không đạt yêu cầu để cấy ghép.
  • Bị cao huyết áp và tiểu đường đơn thuần.
  • Hút thuốc lá quá nhiều mỗi ngày.
  • Có những tật nghiến răng hoặc là các thói quen gây bất lợi cho khớp cắn.