Công nghệ cấy ghép răng Implant đã đang được nhiều người lựa chọn. Và đưa ra đánh giá là giải pháp phục hồi răng mất tuyệt vời. Với thân răng sứ và trụ chân răng Titanium thì răng Implant sau khi cấy ghép. Nó sẽ có chức năng và thẩm mỹ gần như răng thật, cho hiệu quả dài lâu. Vậy quy trình để cấy ghép Implant một răng như thế nào?
Những ai sẽ có thể phù hợp với phương pháp cấy ghép implant?
Phương pháp cấy ghép implant răng sẽ giúp bạn phục hồi các răng bị mất. Và nó có thể được thực hiện cho hầu như tất cả mọi người. Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng sẽ áp dụng được phương pháp này. Và bệnh nhân cần có đủ độ tuổi, đủ sức khỏe cũng như đủ mật độ xương hàm cần thiết. Thì lúc này mới được chỉ định cấy ghép implant. Dưới đây chính là các trường hợp được bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp cấy ghép implant:
- Mật độ xương quá mỏng/thấp: tỉ lệ thành công cho quá trình ghép xương quá thấp
- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như: bạch cầu, ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận…
- Bà bầu
- Trẻ em dưới 18 tuổi
Quy trình để thực hiện cấy ghép implant một răng sẽ được diễn ra như thế nào?
Cấy ghép Implant là một quy trình cần phải đòi hỏi cao về trình độ. Và cũng như kỹ năng tay nghề của bác sĩ thực hiện. Mặc dù có tỷ lệ thành công cao hơn so với tất cả các loại phục hình khác. Thế nhưng quy trình cấy ghép Implant có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào:
- Chất lượng trụ implant được cấy ghép.
- Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật implant
-
Các bước cần làm trước khi cắm trụ Implant
Bước 1: Khám và tiến hành chụp phim ConeBeam CT 3D. Trong lịch hẹn đầu tiên thì bác sỹ sẽ khám và đánh giá các yếu tố về sức khoẻ tổng quát. Cũng như về sức khoẻ răng miệng của bạn và đưa ra chỉ định. Sau đó thì bạn sẽ được chụp phim 3D CTConebeam. Phim này được dùng để lên kế hoạch giả định cắm ghép Implant.
Bước 2: Nghiên cứu phim 3D và lập giả định cắm ghép Implant. Bằng phần mềm giả lập thì bác sỹ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện mật độ xương. Và đường đi của dây thần kinh trong xương hàm cũng như sự tương quan giữa các răng. Điều này nhằm để xây dựng kế hoạch cắm ghép Implant và kế hoạch phục hình sau này.
Bước 3: Trao đổi kế hoạch và giải đáp thắc mắc, tiến hành xét nghiệm máu. Bác sỹ sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi thông tin về tình trạng xương hàm của bạn. Sau đó sẽ lên kế hoạch, thời gian cắm ghép và giải đáp mọi thắc mắc của bạn để bạn có thể hiểu rõ ràng. Và cặn kẽ mọi vấn đề liên quan đến vấn đề cấy ghép implant. Khi bạn đồng ý với kế hoạch thì bạn sẽ được xét nghiệm máu.
-
Thực hiện cắm trụ Implant
Bác sỹ thực hiện quy trình cắm ghép theo chuẩn mực quốc tế. Để có thể đưa chiếc Implant vào trong xương hàm của bạn. Việc này sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật hoàn toàn được vô trùng. Tất cả quá trình diễn ra sẽ rất nhẹ nhàng và khôg gây đau đớn.
-
Kiểm tra tình hình và tiến hành phục hình trên Implant
Một tuần sau khi cắm ghép Implant thì bạn sẽ cần tới bác sỹ kiểm tra, chụp phim. Nhằm để đánh giá mức độ lành thương, sự tích hợp của Implant vào trong xương của bạn. Cũng như sẽ hẹn bạn lịch phục hình sau đó. Và từ sau 3 – 6 tháng, khi chiếc Implant đã tích hợp vào xương hoàn toàn. Và nó đã đủ khả năng chịu lực nhai như một chân răng thật. Thì lúc này bác sỹ sẽ lấy dấu và sản xuất chụp sứ trên Implant. Chiếc răng đã mất sẽ được khôi phục hoàn toàn chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.