Ưu và nhược điểm của cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả với công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Vậy phương pháp này sẽ có ưu điểm và nhược điểm gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu ưu và nhược điểm của cấy ghép Implant trong bài viết này nhé.

Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant để làm gì?

Cấy ghép Implant sử dụng trụ Implant được ghép thẳng vào xương hàm

Cấy ghép Implant sử dụng trụ Implant được ghép thẳng vào xương hàm

Cấy ghép Implant là phương pháp được xem là bước phát triển vượt bật trong lĩnh vực y khoa. Phương pháp này sử dụng trụ Implant được ghép thẳng vào xương hàm. Dùng để thay thế như chân răng thật một cách bình thường. Sau đó sẽ lắp mão sứ với trụ Implant qua khớp nối Abutment.

Cấy ghép Implant là giải pháp tốt nhất đối với các trường hợp mất một hay nhiều răng trên cung hàm. Sau khi trồng răng, răng Implant có thể phục hồi hình dáng và chức năng như răng thường.

Răng Implant có cấu tạo gồm 3 thành phần chính:

Cấu tạo răng Implant của phương pháp Implant

Cấu tạo răng Implant của phương pháp Implant

  1. Trụ Implant

Có hình dạng như một chiếc đinh được làm từ chất liệu Titanium. Dụng cụ này được sử dụng thay thế như chân răng thật khi mất răng vĩnh viễn. Trụ Implant sẽ được cấy thẳng vào xương hàm nên có độ chắc chắn và ổn định cao.

  1. Khớp nối( Abutment):

Khớp nối là bộ quận chính của răng Implant khi cấy ghép Impalnt. Abutment sẽ có vai trò kết nối mão răng sứ với trụ Implant. Sẽ tạo được sự chắc chắn cho răng giả. Khớp nối sẽ được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau như sứ, kim loại quý và Titanium.

  1. Mão răng sứ:

Được làm từ chất liệu sứ có màu trắng ngà tương tự răng thật. Mão sứ sẽ được chế tác dựa vào hình dáng và kích thước của răng thật. Tuy nhiên, thay vì bọc mão sứ lên chân răng thật. Thì mão sứ sẽ được đặt trên trụ Implant thông qua khớp nối.

Ưu và nhược điểm của phương pháp cấy ghép Implant

Không làm ảnh hưởng đến các chiếc răng xung quanh

Không làm ảnh hưởng đến các chiếc răng xung quanh

  1. Ưu điểm

  • Quá trình thực hiện ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Sau khi quá trình thực hiện kết thúc thì có thể sử dụng ngay.
  • Khi sử dụng phương pháp này, bạn sẽ không phải mài răng xung quanh như phương pháp bọc răng sứ. Do không phải mượn lưc từ các răng xung quanh. Nên sẽ tồn tại độc lập, sẽ không xảy ra tình trạng cầu răng hỏng. Và sẽ khiến các trụ răng bên cạnh hỏng theo.
  • Sau khi cấy răng Implant thì chức năng nhai và cảm nhận thức ăn vẫn được diễn ra bình thường.
  • Không ảnh hưởng gì đến khả năng phát âm của người sử dụng.
  • Sẽ không xảy ra quá trình tiêu xương hàm giống như hàm tháo lắp.
  • Không gây cho bạn cảm giác khó chịu.
  • Răng sau khi được cấy ghép xong có thể sử dụng được cả đời nếu như được chăm sóc đúng cách. Răng Implant có độ bền cao nhất so với các phương pháp phục hình khác.
  1. Nhược điểm

  • Cần phải có nhiều trang thiết bị hiện đại để thực hiện. Phải đảm bảo vô trùng và cần kiểm tra kết quả chính xác ngay sau khi cấy.
  • Các đội ngũ bác sĩ thực hiện quá trình cấy ghép Implant. Phải được đào tạo chuyên ngành sâu và phải có kinh nghiệm cao.
  • Kinh phí thực hiện cao hơn làm cầu răng sứ 1,5 lần hoặc có thể hơn thế nữa.
  • Phải được thực hiện bởi các cơ sở nha khoa uy tín. Để vừa đảm bảo được hiệu quả vừa có thể đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe răng miệng.
  • Cấy ghép Impalnt mất nhiều thời gian thực hiện do phải chờ trụ Implant và xương tích hợp. Bình thường, sau khi cấy trụ, phải được bác sĩ theo doi trong 3 – 6 tháng trước khi chế tác và gắn mão sứ lên.
  • Phương pháp này không phù hợp hết với tất cả mọi người.

Cấy ghép Implant là phương pháp tối ưu nhất khi bị mất răng. Nếu có ý định sử dụng phương pháp này. Thì bạn nên tìm hiểu kỹ những hạn chế rủi ro và các biến chúng sẽ phát sinh. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi phục hình răng.